NGƯỜI THẦY CỦA THẾ KỶ 22

Đăng vào lúc 18/04/2022

 

"TRÂN QUÝ" là những gì em dành cho thầy, mỗi lần sang thăm giao lưu với thầy lại là một kỉ niệm không bao giờ quên, nó thực sự là một bài học, mà mỗi bài học đu là tâm huyết là mồ hôi là nước mắt của thầy đã từng rơi. Cũng chẳng sách vở nào dạy em trên đường đời này, bởi đơn giản nó là bài học mà cuộc đời thầy đã vun đúc lại mà thành. Vô cùng cảm phục thầy, có thể nói một người thầy" VĂN VÕ SONG TOÀN", tầm nhìn nhận của thầy vượt thời gian 30 năm, điu thầy mong mỏi với thế hệ trẻ là phải đặt cho mình "KHÁT VỌNG" của công dân thế kỷ 22 chứ đừng nghĩ mình đã là công dân thế kỷ 21 và dừng lại.

Hình ảnh thầy trò trao đổi về giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai - Hợp tác đào tạo tiếng trung tại nhà trường

---------------------------------------------

Xin phép thầy em được trích nguyên văn bài viết của thầy để lan tỏa với thế hệ như chúng em và sau này!

 

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG:  CHUẨN BỊ HÀNH TRANG

CHO TH HỆ TRẺ VIỆT NAM TRỞ THÀNH

CON NGƯỜI KIN TẠO TH KỶ 21

 

Thầy Hoàng Văn Lược - Chủ tịch HĐQT MIS

       Ngay sau khi giành được độc lập và lập nên nước Việt Nam dân chủ Công hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Châu Á. Vào tháng 9/1945, trong thư gửi thanh, thiếu niên, nhi đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

      Lời giáo huấn của Bác Hồ thể hiện niềm tin vào thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu, khát vọng ngàn đời của dân tộc về một đất nước hùng cường, văn minh, hạnh phúc – mãi mãi là kim chỉ nam dẫn đường đối với các thế hệ trẻ Việt Nam. Sau khi giành độc lập, đất nước ta đã trải qua 30 năm kháng chiến vô cùng gian khổ hy sinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với ý chí quật cường “Thà hy sinh tất cả quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ”, đã lập nên thắng lợi lịch sử mang tính thời đại giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc vào tháng 5/1975 mở ra một giai đoạn huy hoàng mới của dân tộc, đó là kỷ nguyên hòa bình nhằm chấn hưng, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trên thế giới. Chiến thắng những thế lực đế quốc, bành trướng hùng mạnh, hung hãn nhất thế giới thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí, tinh thần, trí tuệ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nhân dân thế giới ngưỡng mộ và tôn trọng.

      Để đất nước Việt Nam trở nên hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc - phải thật sự xem giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, tạo nên một thế hệ công dân mới hoàn toàn khác với quá khứ và hiện tại đó là con người kiến tạo thế kỷ 21, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thấm nhuần sâu sắc giáo huấn của cha ông ta “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, học sinh là chủ thể trung tâm.

      Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì các nước đã đi qua thời đại cách mạng công nghiệp, đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức kiến tạo. Thế giới đang bước vào thập niên thứ ba thế kỷ 21 (2022), chúng ta hãy xem Việt Nam mình đang đứng ở đâu trong thế giới hiện tại.

      Hiện nay thế giới có 216 nước với dân số 7,8 tỷ người, trong đó dân số Việt Nam 98 triệu người (xếp thứ 15 thế giới). GDP thế giới đạt 94.000 tỷ USD vào năm 2021, bình quân đầu người khoảng 12.000 USD/năm (Mỹ chiếm 24,4%; Trung Quốc: 18%; Nhật Bản: 5,4%; Nga: 1,4% …). Đặc biệt, Trung Quốc với dân số trên 1,4 tỷ dân có những bước tiến thần kỳ, chỉ sau 30 năm GDP đã tăng lên 16,700 tỷ $ (xếp thứ 2 thế giới), thu nhập bình quân đầu người 12.000 $/năm (Từ 361 tỷ $/năm 1990 lên 16,700 tỷ $/năm 2021 (tăng gấp 46 lần). Còn Việt Nam. GDP (2021) đạt 368 tỷ $ (xếp thứ 44 thế giới), thu nhập bình quân đầu người 3.800$/năm (xếp thứ 121/195 trên thế giới), bằng mức bình quân của ASEAN. (Năm 1990 – GDP 6,5 tỷ $, sau 30 năm đến 2020 đạt 340 tỷ $ - tăng 52 lần). Như vậy, nước ta thu nhập vẫn ở mức thấp trên thế giới. Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapor 17,5 lần, Malaysia 6,3 lần, Thái Lan 2,9 lần và Indonesia 2,4 lần theo PPP 2020. Nước ta đang tụt hậu so với Trung Quốc 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Nhật Bản 40 năm và mức bình quân thế giới 15 năm.

      Để chấn hưng đất nước ngang tầm thời đại, chúng ta cần phát huy cao độ, kết hợp toàn bộ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo ra những bước đột phá phát triển, rút ngắn khoảng cách, phấn đấu đến 2045 tròn 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Phấn đấu đến 2045 GDPđạt từ 1.800 - 2500 tỷ USD (nằm trong TOP đầu ASEAN và 20 năm nền kinh tế lớn nhất thế giới với thu nhập bình quân trên đầu người từ 18.000 USD ÷ 22.000 USD/năm), tăng so với 2020 từ 5 ÷ 7 lần). Đây là mục tiêu vô cùng nặng nề và lớn lao trong kỷ nguyên đầy biến động và thách thức khôn lường xen kẽ nhiều cơ hội vàng của thời đại công nghiệp 4.0. Để thần tốc tiến lên, nhân dânta đặc biệt là thế hệ trẻ phải phát huy cao độ truyền thống, tầm cao văn minh Việt, nuôi khát vọng và ý chí “Biến không thành có, biến nhỏ thành to, biến rủi ro thành cơ hội”, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế địa chính trị của đất nước, sức mạnh dân tộc để thực hiện sứ mệnh vĩ đại. Như vậy, chúng ta phải tiến vượt thời đại, không cam chịu đi sau các nước với tiến độ “Thần tốc” 1 năm bằng 100 năm trước.

      Xin dẫn ra đây một số bàn luận về giáo dục của Noah Harari, một học giả người Mỹ nêu trong tác phẩm: 20 bài học thế kỷ 21: “Loài người đang đối mặt với cuộc cách mạng chưa từng có tiền lệ, tất cả các câu chuyện cũ của chúng ta đang vỡ vụn và đến bây giờ chưa có câu chuyện mới nào xuất hiện để thay thế chúng”. Ông nhấn mạnh: “Một đứa trẻ sinh ra ngày hôm nay sẽ chừng 30 tuổi vào 2050, nếu mọi thứ suôn sẻ, đứa trẻ ấy vẫn còn ở đây vào năm 2100 và thậm chí vẫn là một công dân tích cực của thế kỷ 22. Ta nên dạy đứa trẻ đó điều gì để giúp nó tồn tại và phát triển trong thế giới năm 2050 hay thế kỷ 22 ? Đứa trẻ đó sẽ cần loại kỹ năng gì để hiểu được những gì đang xảy ra xung quanh mình và tìm ra lối thoát cho mình trong mê cung cuộc đời. Vậy ta nên đặt ra câu hỏi: Thế ta nên dạy gì?”.

      Trước hết và trên hết, chúng ta cần xác định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Mỗi công dân sẽ là 1 con người kiến tạo với sự khác biệt, đặc sắc, độc đáo Việt Nam, có trí tuệ cao, kỹ năng hoàn hảo; tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách tốt đẹp; có bản lĩnh ngang tầm thời đại với khát vọng cháy bỏng làm giàu về vật chất và tinh thần, văn hóa… Nhà nước cần có chính sách đề cao, vinh danh và lan tỏa những mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp thành công, các tỷ phú, triệu phú USD là anh hùng thời đại mới. Đến 2020, Việt Nam ta có trên 10 tỷ phú USD với tổng số tài sản trên 25 tỷ USD, đặc biệt là doanh nhân Phạm Nhật Vượng có số vốn trên 7,5 tỷ USD. Thế giới năm 2020 có khoảng 2.200 tỷ phú USD với tổng tài sản gần 9.000 tỷ USD (bình quân 4 tỷ USD) chiếm 10% tài sản thế giới. Chúng ta tin rằng, đến năm 2045, Việt Nam sẽ có trên 100 tỷ phú USD như Phạm Nhật Vượng, trên 100.000 người siêu giàu (≥ 30 triệu USD) và trên 1 triệu người giàu (≥1 triệu USD) và mọi người Việt Nam đều có cơ hội trở nên giàu có trở thành triệu phú USD.  Ngay từ bây giờ cần chuẩn bị cho thế hệ trẻ hành trang đầy đủ để bước vào thiên niên kỷ 21 – Thực hiện thắng lợi sứ mệnh vĩ đại của đất nước và dân tộc ta.

   Thứ nhất, cần giáo dục và hun đúc cho lớp trẻ Việt Nam ngay từ bé một triết lý sống có lý tưởng, khát vọng, hoài bão.

Để trở thành 1 con người kiến tạo thế kỷ 21 về cả 3 mặt: Giữ gìn nhân tính; Bảo tồn quốc tính và khẳng định cá tính. Chính ý chí, khát vọng của thế hệ trẻ là động lực thúc đẩy để học thật, làm thật và kết quả thật.

      * Về việc giữ gìn nhân tính: Mỗi công dân Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp với những đặc tính cơ bản: Yêu nước, thương nòi, sống tình nghĩa, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Lấy giáo dục đạo đức làm gốc, khát khao lý tưởng CNXH, thôi thúc khát vọng làm giàu vì mình, vì gia đình, vì mọi người và vì đất nước. Hãy nhận thức sâu sắc “Đừng hỏi đât nước đã làm gì cho mình mà luôn luôn hỏi mình đã làm được gì cho đất nước”. Con người kiến tạo thế kỷ 21 là con người có giá trị được thể hiện ở sự giàu sang, sống hạnh phúc, làm cho người khác được hạnh phúc và bằng sự cống hiến cho cộng đồng, đất nước.

      * Về việc bảo tồn quốc tính: Cần thổi vào hồn lớp trẻ Việt Nam tinh thần đại Việt, hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lịch sử hào hùng của dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ và tinh thần nhân văn Việt Nam là động lực phát triển tạo nên sức mạnh nội sinh vô địch. Bản lĩnh và khát vọng dân tộc lan tỏa những điều kỳ diệu: “Thà chết chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” trong lịch sử 4000 năm thành bệ phóng “Vượt lên làm giàu, không chịu đi sau các nước”.

      Việt Nam là một đất nước nhỏ, nghèo nàn lạc hậu nhưng bằng trí tuệ Việt Nam, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với ý chí quật cường đã đánh thắng những thế lực đế quốc, bành trướng mạnh nhất và hung hãn nhất trên thế giới, đó là: Nguyên, Pháp, Nhật, Mỹ, và trở thành “Lương tri và nhân phẩm của thời đại”; được toàn thế giới ngưỡng mộ và ca tụng. Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã trở thành niềm tự hào, nguồn cảm hứng vô tận của mỗi người Việt Nam. Lớp trẻ Việt Nam cần phát huy lòng tự hào, tự tôn dân tộc - ngẩng cao đầu trong giao tiếp, làm ăn với thế giới hiện đại. Lịch sử và văn hóa Việt Nam tạo thành sức mạnh, động lực vô tận trong hành trình chấn hưng, hiện đại hóa đất nước để thế hệ trẻ Việt Nam vượt lên phía trước, vững bước vươn lên làm giàu và chấn hưng đất nước.

   * Khẳng định cá tính: Lớp trẻ Việt Nam cần được định hình nhân cách con người kiến tạo được khẳng định bằng giá trị chung về đạo đức và giá trị chung sống đối với xã hội qua hệ thống ứng xử với thế giới xung quanh và với bản thân mình. Nhân cách của lớp trẻ chính là sự tự tin, lòng tự trọng, biểu hiện cái tâm, cái tài, cái tầmcủa con người với tầm nhìn rộng mở. Mỗi người hãy là phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình: Không thở bằng lá phổi của người khác, không nói theo cái đầu của người khác: Tự chủ, tự tin, tự quyết định vận mệnh của bản thân mình.

     Thứ hai, Tập trung đào tạo kỹ năng thế kỷ 21 cho thế hệ trẻ.

     Thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi lớp trẻ phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới với những kiến thức, kỹ năng của chính thời đại mình. Nói cụ thể hơn, con người kiến tạo phải có kỹ năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìn tổng thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; khả năng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của thế giới toàn cầu.

   Nền giáo dục khai phóng 4.0 là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện cho mọi người học tập, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời.

    Phát huy những ưu thế của người Việt như thông minh, nhạy bén với cái mới; cần cù, chịu khó; đồng cam cộng khổ, đoàn kết tương ái trong chiến tranh giành độc lập và giải phóng đất nước. Khắc phục những yếu kém thâm căn cố đế đó là tư duy làm ăn nhỏ, manh mún, thực dụng “Mì ăn liền” - thiếu khẩn trương, thiếu tỉ mỉ, không lo xa thường là “Nước đến chân mới nhảy”, thiếu tôn trọng nghiêm ngặt của quy trình công việc; Tính đố kỵ, nhỏ nhen, hẹp hòi “Trâu buộc ghet trâu ăn”, khôn vặt, không giữ chữ tín trong thời đại kinh doanh, hội nhập quốc tế. Một quá trình dài, giáo dục chạy theo điểm số thành tích học lấy bằng cấp với phương pháp giáo dục 1 chiều, cứng nhắc “Ép cứng” trong chương trình; sách giáo khoa cho nên hổng kiến thức dohọc vẹt, học chay, không gắn với thực tế và bóp chết tư duy sáng tạo của người học. Một điểm yếu căn bản đó là thiếu kỹ năng để giải quyết vấn đề sáng tạo; tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, tư tưởng thực dụng, ỉ lại và chạy theo hưởng thụ vật chất, ham thú vui độc hại…

Đào tạo tư duy và kỹ năng thế kỷ 21 là chìa khóa cốt lõi để trở thành con người kiến tạo, đó là:

- Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng hợp tác.

- Kỹ năng phản biện.

- Kỹ năng sáng tạo.

Trong đó, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sáng tạo là quan trọng nhất.

Tri thức + Kỹ năng = Con người kiến tạo thế kỷ 21.

     Thứ ba, Cần xây dựng môi trường giáo dục khai phóng tối đa tiềm năng di truyền.

   Trang bị cho lớp trẻ hiểu sâu kiến thức trọng tâm cốt lõi, biết rộng, đặc biệt về ngôn ngữ, tính toán và kỹ năng sử dụng công nghệ mới tức là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống có ích cho bản thân và xã hội theo đúng sở trường, sở đoản trong môi trường học tập hạnh phúc. Thấm nhuần việc Học thật - Làm thật - Kết quả thật.

   Chú trọng đào tạo ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản…) - là chìa khóa trong giao tiếp và tiếp cận tri thức nhân loại. Mỗi công dân Việt Nam khi tốt nghiệp Đại học biết thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ.

   Giáo dục của nhà trường tạo điều kiện để lớp trẻ nhận ra khả năng bản thân và nuôi dưỡng lòng ham thích học tập là nhiệm vụ lớn nhất của giáo viên; truyền cảm hứng để mỗi học sinh tự tin và có động lực học tập đầy hứng thú “Học để tự do, sáng tạo - Học để hạnh phúc - Thông minh để hạnh phúc”.

     Thứ tư, Đào tạo cho các thế hệ trẻ về công nghệ trụ cột thời đại công nghiệp 4.0.

    Sự bùng nổ không ngừng về công nghệ sẽ tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống con người. Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn và công nghệ sinh học. Đến những năm 2030 - 2040: Người máy, trợ lý ảo… sẽ thay thế con người đến 60 - 70% công việc hiện nay. Nếu lớp trẻ ngay từ hôm nay không học thật thì khi vảo đời không thể làm thật với kết quả thật và sẽ trở thành con người vô dụng. Do vậy, thế hệ trẻ cần nắm chắc, sử dụng thành thạo công nghệ mới, thích ứng nhanh là “Nhân tố vàng” dẫn tới thành công của các con trong tương lai. Cần đào tạo thế hệ trẻ phát triển cân bằng giữa Tâm lực -Trí lực -Thể lực -Kỹ năng trong sự hài hòa với nghệ thuật. Đó là: “Rèn luyện đạo đức - Thành thục kỹ năng -Vững vàng tri thức -Thể lực lành mạnh”. Gắn học với thực tế trải nghiệm sáng tạo. Vì thực tế, kiến thức học trong trường chỉ chiếm khoảng 20%, còn học trong thực tế chiếm tới 80% của sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng ở thế hệ trẻ Việt Nam, ở dân tộc Việt Nam được hun đúc trong 4000 năm lịch sử với những chiến tích vĩ đại có đủ tâm thế, quyết tâm và nỗ lực phi thường trên tinh thần “Suy nghĩ táo bạo, hành động thực tiễn, triệt để tiết kiệm, làm ăn hiệu quả kinh tế cao” - Cùng toàn Đảng, toàn dân chung sức chung lòng đưa đất nước vươn lên sánh vai cùng các cường quốc 5 châu vào năm 2050. Đất nước Việt Nam ta bước tới đài vinh quang là hành trình vĩ đại, là sứ mệnh của các thế hệ trẻ Việt Nam. Thế giới lại một lần nữa ngưỡng mộ sự thần kỳ Việt Nam trong thế kỷ 21.

ĐÓ LÀ TRÁCH NHIỆM VÀ VINH QUANG CỦA TUỔI TRẺ VIỆT NAM.

CÔNG TY GIÁO DỤC QUỐC TẾ THỜI ĐẠI chúc thầy mãi mạnh khỏe, chúc cho hệ thống giáo dục ĐA TRÍ TUỆ ngày càng phát triển, chúc cho sự hợp tác của công ty và nhà trường đi vào chiều sâu thực chất và tạo ra nhiều thế hệ công dân đón đầu xu thế của thế kỷ 22, giúp một phần công sức để Việt Nam vững bước cùng thế giới !    

 

 

 

Hotline: 0365.049.138
Nhắn tin Facebook Zalo: 0365.049.138